Hiện nay trên báo chí và thông tin xã hội rất nhiều bài viết về hiện tượng gãy vỡ
nắp hố ga. Qua tìm hiểu thêm một số các đơn vị sản xuất nắp hố ga Thành An nhận thấy các nguyên nhân chủ yếu sau:
1. Nguyên nhân thứ nhất:
Do chất lượng nước gang không đạt yêu cầu. Cấu tạo các tinh thể trong gang mảnh mai, rời rạc. Do công nghệ sản xuất phổ thông yếu kém, nguyên liệu đầu vào bị lẫn nhiều tạp chất cát, xỉ….
2. Nguyên nhân thứ hai:
Do đặt nắp gang không đúng kích thước với cổ bê tông, tạo ra khả năng chịu lực bị suy giảm, nói cách khác bộ khung hố ga bị treo trên hố bê tông không có bệ đỡ chịu lực dẫn đến xung tải.
Hai hiện tượng trên đều có thể dẫn tới gãy vỡ nắp hố ga gây ra mất an toàn cho các phương tiện lưu thông.
Đối với hố ga: các nhà thiết kế đã đề cập tới ba loại cổ bê tông
a. Cổ bê tông hình tròn
b. Cổ bê tông hình vuông .
c. Cổ bê tông hình chữ nhật
3. Nguyên nhân thứ ba:
Do thi công, lắp đặt sai vị trí tải trọng (xem hướng dẫn “Vị trí thi công lắp đặt theo tiêu chuẩn EN124”)
I. Tạm giải thích khái niệm
1. Cổ bê tông (thông thủy) là miệng hố bê tông để kê đặt hố ga lên trên đó , vuông, chữ nhật, tròn.
2. Bệ bê tông là phần bê tông bằng phẳng, trước khi thi công phải được làm sạch, để kê, đặt êm phần chịu lực của bộ ga gang lên trên đó.
3. Thành bê tông là chiều cao khoảng cách của bệ bê tông lên đến phần bê tông hoặc affan mặt phẳng của đường. Vừa bằng chiều cao của khung bộ hố ga .
Hình ảnh mặt cắt hố ga gang
4. Khung âm là loại khung được đặt chìm trong bê tông, nổi lên trên mặt phẳng affan là hình tròn của nắp. Khung có tác dụng định vị bộ hố ga trong bệ và thành bê tông tạo nên bê tông cốt gang để tăng cường chịu lực.
5. Khung dương là toàn bộ phần khung và nắp được nổi lên trên, bằng với mặt phẳng của lớp affan đường. Bốn cạnh, góc của khung được đặt êm lên bệ và nằm gọn trong thành bê tông để chịu lực.
II. Nguyên tắc thiết kế, thi công
1. Đối với bộ
nắp hố ga khung vuông âm nắp tròn chỉ được thiết kế cho loại cổ bê tông được thi công hình tròn. Phần chịu lực của bộ hố ga loại này chính là viền tròn của khung đỡ nắp gang. Đường kính của cổ bê tông tròn phải nhỏ hơn đường kính nắp (Ø) từ 2-3 cm.. Nói rõ hơn phần đường kính chịu lực của hố ga phải được đặt êm trên bệ bê tông.
Hình ảnh cổ bê tông (thông thủy)
2. Đối với bộ khung dương thì cổ bê tông được thi công hình vuông, kích thước thông thủy của cổ bê tông vuông phải nhỏ hơn kích thước của khung bao ít nhất là 2-3 cm.
Hình ảnh cổ bê tông (thông thủy) vuông và chữ nhật
Thực tại nhiều dự án đã lắp đặt sai kích thước và chủng loại hố ga vào các cổ bê tông thiết kế, đó là một trong những nguyên nhân nghiêm trọng dẫn đến hố ga bị gãy vỡ.
Lưu ý:
1. Phần chịu lực của bộ
ga gang nhất thiết phải được đặt êm trên bệ bê tông đã thi công
2. Phần khóa chống trộm phải được đặt cùng hướng với luồng xe lưu thông.
Comments[ 0 ]
Đăng nhận xét